Nói về nhạc phẩm Mẹ_Việt_Nam_(trường_ca)

Phạm Duy:

Nếu Con đường cái quan là một hành ca ghi lại bước tiến của dân tộc ta trên một sinh lộ nhất quyết không chịu chia cắt thì Mẹ Việt Nam là một âu ca, ca tụng Mẹ Tổ Quốc và những Mẹ điển hình trong truyền kỳ lịch sử nước nhà, đề tài và cảm hứng nhắm dựa vào tình thương yêu và tính hiếu hoà, tính tình này đã sinh tồn mạnh mẽ trên đất ta và phải được truyền đi trong thế giới tàn nhẫn hiện tại.

— Phạm Duy[7]

Xuân Vũ:

Phạm Duy đã vận dụng dân ca cổ truyền vào nhạc mới, vận dụng ngôn ngữ Việt Nam, hiện đại hóa truyện cổ tích, ca dao, đồng dao, làm hẳn công việc biến cải chứ không phải sao chép. Anh tài tình ở chỗ đồng hóa Mẹ Việt Nam vào Ðất Nước Việt Nam. Mô tả Mẹ là một gái quê mang tấm nâu sồng, chân lấm tay bùn rồi lại biến đổi Mẹ thành những người Mẹ trong truyền kỳ lịch sử. Mẹ lại còn được biến hóa ra là lúa xanh rờn, lúa dậy thì, là núi non, là biển cả nữa. Sự chuyển hóa rất hợp lý, vì nghệ sĩ có quyền sáng tác theo ý thích của mình. Molière tạo ra một ông bệnh tưởng, Nguyễn Du tạo ra Nàng Kiều. Cả hai nhân vật của hai tác giả đều được cường điệu hóa (exagéres) nhưng sáng tạo của hai ông rất là hợp lý. Do đó cả hai nhân vật đều rất thực.

— Xuân Vũ[2]

Trần Văn Ân:

Trường ca Mẹ Việt Nam là một thông điệp tình thương dân tộc vĩ đại như biển Thái Bình, cao ngút như núi mẹ Trường Sơn, phì nhiêu như dòng sông mẹ Hồng Hà...

— Trần Văn Ân[1]

Georges Etienne Gauthier:

Ðây là một tác phẩm vĩ đại....Nếu bản liên hợp phổ Con Ðường Cái Quan đã đẹp đẽ và tuyệt hảo một cách lạ lùng, thì bản liên hợp phổ Mẹ Việt Nam thâm trầm hơn và vĩ đại biết bao, hoàn toàn hơn biết bao ! Từng trang từng trang, hết trang trọng đến lâm ly, hết bâng khuâng lại buồn thảm, rồi rạng rỡ khai phóng và hân hoan. Sức việt tiến thật là khiếp ! Ngôi tuệ tinh năm 1960 đang biến thành một mặt trời, và những tia nắng mạnh mẽ xuyên thủng bầu không khí Việt Nam mỗi lúc một u ám thêm của khoảng giữa những năm sáu mươi vậy.

— Georges Etienne Gauthier[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mẹ_Việt_Nam_(trường_ca) http://www.dactrung.com/NoiDung.aspx?m=bv&id=2247, http://www.phamduy.com/document/tokhuc/vanan.html http://www.phamduy.com/document/truongca/gauthier2... http://www.phamduy2010.com/02sokhao/03MeVietNam.ph... http://www.phamduy2010.com/writings/mevietnam.php http://www.saigonline.com/phamduy/document/truongc... http://www.saigonline.com/phamduy/document/truongc... http://www.saigonline.com/phamduy/document/truongc... http://dactrung.net/Bai-nh-4015-Truong_Ca_Me_Viet_... http://dactrung.net/NoiDung.aspx?m=bv&id=1567